Sự kiện

Ngày “QUỐC TẾ NHẬN THỨC TIẾNG ỒN” 27/04/2016

Ngày 27/04/2016, là ngày “Quốc tế nhận thức tiếng ồn”  lần 21 của Thế giới và là lần thứ 16 nước ta chính thức tham gia phong trào này.

Tiếng ồn quá mức là một trong những rủi ro nghề nghiệp phổ biến nhất. ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của nó là khiếm thính không thể đảo ngược. mất thính lực do tiếng ồn thường bắt đầu trong phạm vi tần số của tiếng nói con người, can thiệp với truyền thông văn nói. Tại nơi làm việc, giao tiếp bị suy giảm đôi khi dẫn đến tai nạn. mức độ tiếp xúc trên 85 dB được coi là nguy hiểm cho người lao động và được tìm thấy đặc biệt là khai thác, sản xuất và công nhân xây dựng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển (88,89).

Tiếng ồn không chỉ gây ảnh hưởng tới cơ quan thính giác mà còn có tác động xấu đến các cơ quan khác như:

  • Ảnh hưởng Hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn nhịp tim có thể gây ra bệnh cao huyết áp
  • Làm rối loạn chức năng bình thường của dạ dày, giảm tiết dịch vị, giảm độ toan, ảnh hưởng tới co bóp của dạ dày.
  • Giảm sự tập trung, giảm năng suất lao động

Từ những nghiên cứu về tác hại của tiếng ồng,  WHO đưa ra khuyến cáo về ngưỡng tiếng ồn cho phép là:

  • Môi trường nghỉ ngơi, độ ồn thường xuyên (âm nền) không quá 40 dB
  • Môi trường sinh hoạt, âm nền không quá 60 dB
  • Môi trường sản xuất, âm nền không quá 80 dB. Nếu độ ồn cao hơn, thời gian tiếp xúc phải giảm.

Kể từ lần đầu tiên Việt Nam tham gia phong trào này vào năm 2001, chúng ta đã thể hiện những  bước tiến lớn trong nhận thức ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sức khỏe con người nói chung và người lao động nói riêng. Biểu hiện bằng sự ra đời cả hàng loạt các văn bản quy định về tiếng ồn trong môi trường lao động:

QĐ 3733/2002/QĐ-BYT về vệ sinh lạo động.

Nguồn: VP.HCM

Các bài viết khác

Copyright @ 2015 TECOTEC Group