Tin chuyên ngành

HUN TRÙNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU: NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước phải chịu rất nhiều quy định của Hải quan ở cảng đến để nhà nhập khẩu (người mua hàng hóa của Việt Nam) có thể làm thủ tục để thông quan lô hàng. Một trong những quy định đó là việc hun trùng (fumigation) hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cho một số mặt hàng cụ thể. Đây là điều các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý để tránh tình trạng hàng bị trả về, không thể xuất khẩu, hay bị phạt, … do không thực hiện hun trùng với các mặt hàng đó.

1. Hun trùng là gì?

Hun trùng là một biện pháp thường được sử dụng – xịt hóa chất xử lý mối, mọt, … nói chung là các loại côn trùng có thể có, để làm các khoang tầu, hàng có sử dụng bao bì, kệ bằng giấy hoặc gỗ hay các thùng bằng gỗ trở nên sạch, tránh bị ô nhiễm, ... trong khi vận chuyển hàng hóa.

2. Lý do phải hun trùng

  • Thời gian vận chuyển trên biển thường kéo dài. Trong thời gian đó, hàng hóa chất xếp trong container đóng kín với nhiệt độ cao (trên 40 độ C) và môi trường ẩm thấp hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và côn trùng sinh sôi nảy nở.

  • Những nhóm hàng chính xuất khẩu từ Việt Nam như hàng nông sản (gạo, chè, hạt điều, cà phê, ...) hay hàng gỗ (bàn ghế thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí,…), hàng mây tre lá, … hoặc các mặt hàng bất kỳ nhưng có thùng kiện đóng gói bằng gỗ, … trong quá trình vận chuyển dễ phát sinh mối mọt, ẩm mốc. Vì vậy chúng ta cần hun trùng xử lý bề mặt để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và an toàn cho môi trường xung quanh.

  • Quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt của hải quan ở cảng đến áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu, Mỹ, Canada và Úc. Các lô hàng nhập khẩu không tuân thủ quy định này sẽ phải đối mặt với mức phạt nặng nề. Người chịu phạt sẽ là các nhà xuất khẩu Việt Nam.

3. Các mặt hàng cần xem xét hun trùng

  • Các mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cafe, tiêu, điều, …)

  • Các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ (mây tre lá, thủ công mỹ nghệ, mặt hàng gỗ chưa qua xử lý bề mặt, …)

  • Bao bì đóng gói có nguồn gốc từ gỗ như kiện gỗ, pallet gỗ, đóng gói hàng gốm sứ, máy móc, phụ tùng, …

  • Một số mặt hàng khác mà bên nhập khẩu yêu cầu.

4. Quy trình hun trùng hàng hóa

Hiện nay việc hun trùng được thực hiện rất đơn giản và không hề tốn nhiều thời gian. Ví dụ như với phương pháp đóng hàng rất phổ biến hiện nay là pallet gỗ, công ty hun trùng sẽ phun thuốc lên pallet gỗ và đóng dấu xác nhận, sau đó sẽ cấp chứng thư hun trùng.

5. Bộ chứng từ cần thiết để được cấp chứng thư hun trùng

  • Hóa đơn thương mại: Commercial invoice

  • Phiếu đóng gói: Packing list

  • Vận đơn: Bill of lading

6. Thời gian cấp chứng thư hun trùng

Trong vòng 01-02 ngày kể từ khi phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên.

Dưới đây là mẫu chứng thư hun trùng:

Nguồn: P Hợp đồng (sưu tầm)

Các bài viết khác

Copyright @ 2015 TECOTEC Group