Tin chuyên ngành

New LabVIEW 2018 ra mắt tại NIWeek

Ni Week 2018 giới thiệu 5 sản phẩm phần mềm bao gồm các sản phẩm phần mềm mới phát triển cũng như phiên bản nâng cấp của các phần mềm hiện có, trong đó có phiên bản mới nhất của  LabVIEW 2018.

Tại Ni Week 2018, National Instrument đưa ra nhiều thông cáo báo chí bao gồm: phiên bản mới của LabVIEW 2018, FlexLogger, InstrumentStudio, SystemLink, và NI Elvis III (Hình 1). Các sản phẩm phần mềm được xây dựng xung quanh nền tảng LabView hoặc làm việc trên nền tảng này.

LabVIEW 2018 và LabVIEW NXG là các môi trường phát triển tích hợp (IDE) LabVIEW mới nhất của NI. Trong đó, LabVIEW 2018 vẫn là nền tảng chính, tương thích với các phiên bản trước của LabVIEW và LabVIEW NXG.

LabVIEW 2018 nâng cấp thêm một số tính năng mới, ví dụ như hỗ trợ code Python cho phép tích hợp các công cụ từ bên thứ ba hỗ trợ Python. LabVIEW NXG 3.0 phiên bản beta đã hỗ trợ Python.

Hình 1. LabVIEW 2018, FlexLogger, InstrumentStudio, SystemLink và NI Elvis III

FlexLogger đề cập đến một trong số những tính năng thông dụng của LabVIEW: ghi dữ liệu. Đây là nền tảng phần mềm cho phép ghi dữ liệu dựa trên cấu hình để kiểm tra tính hợp lệ, giúp bộ phận kiểm tra nhanh chóng nắm bắt dữ liệu chính xác đồng thời xác minh chức năng hệ thống mà không cần lập trình. Do đó giúp các hệ thống tự động kiểm tra trở nên đơn giản hơn đáng kể. FlexLogger có thể thu nhận và lấy tích phân dữ liệu từ các cảm biến tương tự, tần số xung số, các tín hiệu CAN và các kênh được tính toán vào file Technical Data Management Streaming (TDMS).

InstrumentStudio cho phép các nhà phát triển sử dụng và quản lý phần cứng NI mà không cần phải lập trình. Phần mềm này hỗ trợ nhiều thiết bị phần cứng của NI trên nền tảng PXI và có thể sử dụng để xem thông tin nào đang được thu nhận hoặc điều khiển trong khi các ứng dụng LabVIEW đang sử dụng phần cứng analog. InstrumentStudio cũng có khả năng xuất cấu hình có thể tùy chỉnh như LabVIEW VI.

SystemLink xem xét việc kiểm tra và đo lường tự động từ một mức hệ thống, trong đó các hệ thống được quản lý, ví dụ để giữ cho chúng được cập nhật. Điều đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm chi phí bảo trì bằng cách sử dụng giao diện web, xử lý tập trung để tự động hóa các tác vụ như triển khai phần mềm, cấu hình thiết bị điều khiển từ xa và giám sát hiệu suất hệ thống. Đây là những tác vụ thường thực hiện thủ công hoặc sử dụng quy trình tùy chỉnh. Có thể nói, SystemLink được thiết kế để sử dụng từ các thiết bị nhỏ đến các hệ thống doanh nghiệp. SystemLink bao gồm phần mềm, phần cứng kiểm tra của NI và bên thứ ba.

Hình 2. NI Elvis III nhắm vào các trường đại học sử dụng LabVIEW

NI Educational Laboratory Virtual Instrumentation Suite (ELVIS) III là một nền tảng phần cứng chạy LabView, mục tiêu nhắm vào các Trường Đại học hoặc các tổ chức Giáo dục khác. ELVIS III sử dụng nền tảng dựa trên FPGA của NI, tập trung hỗ trợ việc học tập của sinh viên và tạo mẫu LabVIEW. Nó có thể sử dụng để giảng dạy các khái niệm cơ bản trong các lĩnh vực như điện tử, cơ điện tử, điều khiển, điện tử công suất và truyền thông. ELVIS III được hỗ trợ bởi một loạt các nhà cung cấp bên thứ ba, bao gồm Digilent, Emona, Quanser và Texas Instruments. Với LabVIEW 2018, bộ phần mềm này có thể phục vụ trong giảng dạy LabVIEW và Python.

Nguồn: RSI

Các bài viết khác

Copyright @ 2015 TECOTEC Group