Tin chuyên ngành

Phân tích chất ô nhiễm trong nước máy bằng FTIR VÀ EDX

Ô nhiễm nước sinh hoạt luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới khi mà hiện nay thực trạng ô nhiễm nguồn nước vẫn đang có những diễn biến vô cùng nghiêm trọng và nặng nề.

Số liệu thực tế cho thấy trong những năm gần đây số người bị mắc bệnh do nguồn nước sinh hoạt bẩn đang tăng lên mỗi ngày. Theo Vietnamnet, 80% bệnh tật xuất phát từ nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm. Hàng năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước vệ sinh kém, 200.000 người mắc bệnh ung thư mới được phát hiện, trên cả nước tồn tại 37 làng ung thư do nguồn nước ô nhiễm.

Một số nguồn nước sinh hoạt khác nước máy thường bị nhiễm phèn, asen, amoni, thuốc bảo vệ thực vật, ... ở chỉ số rất cao đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Bên cạnh đó,  trường hợp đường ống dẫn nước máy có thể bị vỡ nứt thường xuyên khiến vi khuẩn, kim loại nhiễm vào làm ô nhiễm nguồn nước trầm trọng hơn. Các tác nhân gây ô nhiễm có thể xuất hiện ở bất kì đâu trong hệ thống cung cấp nước từ nhà máy nước đến các hộ gia đình cũng như các cơ quan: hệ thống đường ống cấp nước, các dụng cụ sinh hoạt thường ngày như vòi nước, vòi hoa sen, …

Hình 1. Chất ô nhiễm bên trong đầu vòi hoa sen

Hình 2. Chất ô nhiễm ở bên trong tấm lọc nước đầu vào

Dựa vào kết quả phân tích bằng FTIR và EDX, nguồn gốc của các chất ô nhiễm đã được xác định.

Thành phần

Cl

Si

Al

Ca

S

Cu

Fe

Br

Zn

Mn

C5H10

Giá trị định lượng (%)

1.48

0.57

0.19

0.10

0.07

0.021

0.013

0.007

0.003

0.001

97.6

Bảng 1. Kết quả phân tích định lượng EDX và kết quả đối chiếu phổ FTIR của chất ô nhiễm ở Hình 1

Hình 3. So sánh phổ của chất gây ô nhiễm với thư viện phổ (phổ cao su EPDM)

Hình 4. Phổ của chất gây ô nhiễm và vòng đệm cao su EPDM

Thành phần

C2H3Cl

Si

Ni

Al

Zn

Fe

Cu

Ca

Cr

Pb

C4H6O2

Giá trị định lượng (%)

56.4

1.63

1.22

0.43

0.34

0.23

0.20

0.13

0.01

0.006

39.4

Bảng 2. Kết quả phân tích định lượng EDX và kết quả đối chiếu phổ FTIR của chất ô nhiễm ở Hình 2

Hình 5. So sánh phổ của chất gây ô nhiễm với thư viện phổ (phổ nhựa Vinyl Clorua – Acetate Copolymer)

Dựa vào kết quả thu được từ hai bảng trên có thể thấy rõ nguồn gốc chất gây ô nhiễm ở Hình 1 là do vòng đệm cao su (được làm từ cao su EPDM) bên trong đầu vòi sen sau thời gian sử dụng đã bị lão hóa nên đã tạo thành chất gây ô nhiễm bám lại trên vòi sen, còn đối với Hình 2 là do sự xuống cấp của các vật liệu tạo thành ống dẫn nước (được làm từ nhựa Vinyl Clorua – Acetate Copolymer) sau thời gian dài sử dụng.

Qua đó có thể khẳng định sự ưu việt của dòng thiết bị phân tích đa năng của Shimadzu: EDX và FTIR hoàn toàn có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phân tích nhanh trong việc kiểm soát chất lượng nước, giúp phát hiện nguồn gốc chất ô nhiễm dễ dàng và chính xác cao, giúp phần nâng cao chất lượng và kiểm soát vấn nạn ô nhiễm vốn đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia.

Nguồn: ETA

Các bài viết khác

Copyright @ 2015 TECOTEC Group