Kể từ ngày 5/6/2018, Nghị định 59/2018/NĐ-CP (Nghị định 59) ngày 20 tháng 04 năm 2018, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP (Nghị định 08) về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan chính thức có hiệu lực. Với những thay đổi mang tính cải cách hành chính mạnh mẽ, Nghị định sẽ góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế.
Đây là một trong những Nghị định quan trong về lĩnh vực Hải quan mà các doanh nghiệp (DN) cần nắm bắt để làm thủ tục Hải quan được nhanh gọn. Nghị định đã có những điểm mới, thuận lợi cho các DN xuất nhập khẩu.
Cụ thể một số điểm mới quan trọng của Nghị định như sau:
1. Quy định chi tiết địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh
2. Bổ sung đối tượng người khai hải quan
Theo đó, có 02 đối tượng mới có nghĩa vụ khai hải quan, bao gồm: Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư miễn thuế và người thực hiện dịch vụ trung chuyển hàng hóa.
3. Không thực hiện thủ tục hải quan đối với vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Dù không thực hiện thủ tục hải quan nhưng đối tượng này vẫn phải chịu sự kiểm tra và giám sát hải quan.
4. Doanh nghiệp trong chế độ ưu tiên được miễn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan
Việc nộp hồ sơ áp dụng chế độ ưu tiên được thực hiện tại Tổng cục Hải quan.
5. Trình tự áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
Trị giá hải quan của hàng xuất khẩu được xác định lần lượt theo từng phương pháp sau đây:
6. Xác định cửa khẩu xuất là cảng xếp hàng ghi trên tờ khai hải quan
Hàng hóa xuất khẩu theo phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt thì cửa khẩu xuất được xác định là cảng xếp hàng, nơi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải ghi trên tờ khai hải quan.
Cửa khẩu biên giới nơi xuất khẩu hàng hóa ghi trên hợp đồng mua bán hoặc các chứng từ được xác định là cửa khẩu xuất đối với hàng hóa xuất khẩu bằng đường bộ, đường thủy nội địa.
7. Được khai bổ sung trong thời hạn 5 ngày nếu cơ quan hải quan bác bỏ về trị giá hải quan
Đây là một trong những nội dung thay đổi cơ bản trong kiểm tra, xác định trị giá hải quan.
8. Thời gian nộp hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng
9. Phải có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trước khi đăng ký tờ khai hải quan
Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải có Giấy phép của cơ quan chuyên ngành thì phải có Giấy phép trước khi đăng ký tờ khai hải quan và khai đầy đủ thông tin Giấy phép trên Tờ khai hải quan.
10. Được giải phóng hàng hóa trong trường hợp bị bác bỏ trị giá hải quan
Đối với trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu bị bác bỏ trị giá hải quan, nếu người khai hải quan đã nộp đủ số thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh nộp thuế thì được thực hiện việc giải phóng hàng hóa.
11. Người khai hải quan phải thông báo lấy mẫu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành
Trước khi lấy mẫu đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, người khai hải quan phải thông báo về thời gian, địa điểm lấy mẫu thông qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia hoặc Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan.
Khi lấy mẫu, phải có đại diện của người khai Hải quan. Việc lấy mẫu phải được lập thành Biên bản và mẫu phải được niêm phong.
12. Thực hiện kiểm tra cơ sở đối với tổ chức, cá nhân lần đầu nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
Ngoài ra, việc thực hiện kiểm tra cơ sở còn áp dụng đối với các đối tượng thuộc một trong các trường hợp như:
13. Quy định chi tiết địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh được thực hiện tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng, trừ hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh.
14. Bổ sung Bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh vào hồ sơ thực hiện thủ tục hải quan
15. Phải gửi văn bản đề nghị khi chuyển tải, lưu kho, chia tách,… hàng hóa quá cảnh
Trường hợp hàng hóa quá cảnh được thực hiện chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container, người khai hải quan phải gửi văn bản đề nghị (theo mẫu) đến Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm chuyển tải, lưu kho,…
Việc chuyển tải, lưu kho, chia tách, đóng chung container…được thực hiện tại cửa khẩu nhập, cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát, tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.
16. Quy định điều kiện đóng chung container giữa hàng quá cảnh với hàng xuất nhập khẩu
Hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa hàng với hàng xuất nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
17. Ấn định thời hạn lưu giữ hàng hóa trung chuyển là không quá 30 ngày
Thời hạn được tính kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập. Có thể gian hạn thời hạn lưu giữ trong trường hợp hàng hóa trung chuyển bị hư hỏng, tổn thất cần phải có thời gian khắc phục.
18. Phải thông báo vị trí trung chuyển đến Chi cục hải quan để thực hiện giám sát
Trách nhiệm thông báo thuộc về doanh nghiệp kinh doanh cảng biển. Thời hạn thông báo chậm nhất là 5 ngày trước ngày đầu tiên thực hiện dịch vụ trung chuyển.
19. Bổ sung đối tượng được xác định là phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng
Theo đó, đối tượng được bổ sung là phương tiện (bồn) chứa khí, chất lỏng có kết cấu ổn định, bền chắc, được sử dụng chuyên dùng chứa và vận chuyển khí, có số ký hiệu in cố định trên vỏ mặt bồn, và chuyên chở bằng xe ô tô chuyên dùng.
20. Máy móc, thiết bị được tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định
Thủ tục hải quan đối với đối tượng nêu trên được thực hiện tại Chi cục hải quan xuất khẩu hoặc Chi cục hải quan chuyển phát nhanh.
21. Bổ sung địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập cho các công việc đặc thù
Ngoài Chi cục hải quan cửa khẩu, việc thực hiện thủ tục hải quan còn được thực hiện tại các Chi cục hải quan chuyển phát nhanh đối với các hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập dùng để bảo hành, sửa chữa, thay thế; để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định; để dự hội chợ triển lãm.
22. Quy định thủ tục hải quan đối với các hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khác
Thủ tục hải quan đối với các hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập được thực hiện tại các Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án.
Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan.
23. Không yêu cầu Giấy phép nhập khẩu đối với hành lý nhập cảnh có trị giá không quá 20 triệu đồng
Theo đó, hành lý của người nhập cảnh có tổng trị giá hải quan vượt định mức miễn thuế và thuộc Danh mục mặt hàng phải có Giấy phép nhập khẩu hoặc thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành, có tổng trị giá không quá 20 triệu đồng hoặc hành lý là vật nguyên chiếc, nguyên đơn vị sản phẩm có tổng giá trị vượt quá 20 triệu đồng thì không cần Giấy phép nhập khẩu hay văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành.
24. Quy định hồ sơ nhập cảnh, xuất cảnh đối với ô tô nước ngoài có tay lái bên phải
Hồ sơ gồm có: Văn bản chấp thuận của Bộ GTVT (bản chính), Giấy đăng ký phương tiện (bản chính), Tờ khai vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất (bản chính).
25. Chi tiết quy trình hải quan đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy xuất cảnh, nhập cảnh
Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì cơ quan hải quan in tờ khai phương tiện tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập từ hệ thống, đóng dấu công chức hải quan tiếp nhận và dấu “VIETNAM CUSTOMS” lên tờ khai, giao cho người khai hải quan khi làm thủ tục khi tái nhập hoặc tái xuất.
Nếu không sử dụng được phần mềm phương tiện vận tải đường bộ, cơ quan hải quan cấp phát miễn phí và hướng dẫn người khai khai thông tin trên tờ khai phương tiện vận tải.
Nguồn: P Hợp đồng (Sưu tầm)