Hiện nay không ít các doanh nghiệp khi nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng chưa nắm rõ quy định, thủ tục nhập khẩu. Điều này dẫn tới việc khi hàng về tới cảng không thể thông quan lấy hàng được ngay hoặc bắt buộc phải trả lại vì không đáp ứng điều kiện nhập khẩu.
Để tránh những phát sinh trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ quy định mới nhất vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký và ban hành Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2019. Trong đó, có một số nội dung đáng chú ý như sau:
1. Cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền đã qua sử dụng chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường
Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu trong các trường hợp:
Quyết định 18/2019/QĐ-TTg cũng quy định, chỉ cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Việt Nam.
2. Chỉ nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng dưới 10 năm tuổi
Theo đó, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đồng thời, phải được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của quy chuẩn quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Trong trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Cách tính tuổi thiết bị (X): X = Năm nhập khẩu – Năm sản xuất
Tuổi thiết bị được tính theo năm, không tính theo tháng.
Ví dụ: Thiết bị A được sản xuất tháng 1 năm 2008, nhập khẩu về cảng Việt Nam tháng 12 năm 2018. Vậy X = 2018 – 2008 = 10 (năm)
Đối với dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi được sản xuất theo tiêu chuẩn, phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; công suất hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế; mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế; công nghệ của dây chuyền công nghệ không thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; công nghệ của dây chuyền công nghệ phải đang được sử dụng tại ít nhất 3 cơ sở sản xuất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Phải nộp giấy phép nhập khẩu khi nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng trên 10 năm
Trong trường hợp doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất tại Việt Nam, để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị hơn 10 năm nhưng công suất hoặc hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị vẫn đạt từ 85% so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế và mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng của máy móc thiết bị không vượt quá 15% so với thiết kế, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét, giải quyết.
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải nộp văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ chấp thuận việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng cho cơ quan hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan để thực hiện thủ tục thông quan theo quy định.
3. Hồ sơ, trình tự thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
3.1. Hồ sơ nhập khẩu:
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau:
3.2. Trình tự, thủ tục nhập khẩu:
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
4.1 Hồ sơ nhập khẩu:
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau:
4.2 Trình tự, thủ tục nhập khẩu:
Nguồn: P. Hợp đồng